Bà Nguyễn Ánh Nguyệt là cựu Giám đốc chính sách của Uber Việt Nam, từng đại diện doanh nghiệp này trả lời truyền thông trong nước khi Uber bị Toà án Công lý Hội đồng Châu Âu (CJEU) cho là một dịch vụ trong lĩnh vực vận tải.
Theo hồ sơ trên Linkedin của bà Nguyệt, tại Uber Việt Nam, bà Nguyệt làm việc với các nhà làm luật, các cơ quan chính phủ và các đơn vị khác. Công việc của bà Nguyệt cũng bao gồm đại diện công ty trong các vấn đề pháp lý.
Bà Nguyệt tự đánh giá mình nhạy bén về các vấn đề chính trị và có những hiểu biết giá trị về khu vực châu Á Thái Bình Dương với 12 năm kinh nghiệm. Đồng thời có khả năng lập kế hoạch chính sách chiến lược và kỹ năng quản lý khủng hoảng ở tầm cao.
" alt=""/>Facebook bổ nhiệm nữ phụ trách chính sách công tại Việt Nam, người cũ của UberDưới đây là kết quả so sánh, đánh giá chi tiết giữa Galaxy Note 8 và iPhone 7 Plus được công bố trên trang công nghệ Phonearena:
Thiết kế và màn hình
Samsung và Apple có cách tiếp cận khác nhau xét về thiết kế bên ngoài của thiết bị. Samsung thích sự lặp đi lặp lại, có cập nhật theo từng năm, trong khi Apple thường hướng tới một thiết kế trông tân tiến, nhưng sau đó được hãng duy trì sử dụng trong ít nhất 2 năm.
Hiện tại, thiết kế iPhone 6, iPhone 6s, iPhone 7 và iPhone 7 Plus của Apple rõ ràng đã cận kề thời điểm khép lại chu kỳ lưu hành, khiến chúng có vẻ bất lợi trước thiết kế thời thượng của Galaxy Note 8, vì những lí do sau:
Samsung đã giảm đáng kể các mép viền quanh màn hình, khiến mọi thứ ở Galaxy Note 8 trông đối xứng và ưa nhìn. Ngược lại, theo các tiêu chuẩn hiện nay, iPhone 7 Plus không thực sự tận dụng hiệu quả không gian mặt trước máy do duy trì các mép viền khá lớn ở trên cùng và dưới cùng màn hình.
Các mép viền màn hình mỏng hơn không chỉ tạo cảm giác hiện đại, mà chúng còn đồng nghĩa nhà sản xuất có thể mang tới một màn hình lớn hơn trong cùng khoảng không gian. Đó là lí do tại sao Galaxy Note 8 sở hữu tấm nền màn hình dài hơn đáng kể, cho phép hiển thị nhiều nội dung cùng một lúc hơn.
Một khác biệt lớn khác nằm ở vật liệu sử dụng: Samsung chưa bao giờ hứng thú với smartphone toàn kim loại, nên vào năm 2015, hãng đã chuyển thẳng từ nhựa sang kính và chỉ sử dụng kim loại làm khung cạnh bên của các thiết bị.
Các thử nghiệm ban đầu với kính của Samsung không hoàn toàn thuyết phục, nhưng hãng đã có thời gian để tinh chỉnh thiết kế và hiện trang bị cho Galaxy Note 8 một bộ khung vỏ bằng kim loại nguyên khối sáng bóng, với các tông màu đẹp mắt.
Trong khi đó, iPhone 7 Plus đã sở hữu lớp vỏ nhôm sang chảnh như iPhone 6s, đồng thời cũng gặp vấn đề bong tróc sơn như thiết bị tiền nhiệm và thậm chí còn dễ bị trầu xước nghiêm trọng với phiên bản máy màu đen bóng (Jet Black).
So với lớp áo mới sáng bóng của Galaxy Note 8, lớp vỏ nhôm của iPhone 7 Plus có thể không ấn tượng bằng, nhưng theo các chuyên gia, Apple có thể phục thù bằng thế hệ iPhone sắp ra mắt trong vài tuần tới.
Cả Galaxy Note 8 và iPhone 7 Plus đều có khả năng chống bụi, chống nước tốt. Trong đó, Galaxy Note 8 đạt chứng chỉ IP68 cao hơn so chứng chỉ IP67 của iPhone 7 Plus. Sự khác biệt thực sự ở những chứng chỉ này không hề lớn và trong thực tế người ta từng chứng kiến iPhone 7 (đạt chứng chỉ chống bụi, chống nước IP67) đánh bại Galaxy S8 (chứng chỉ IP68) trong bài kiểm tra dìm sâu dưới nước, nên thành công sẽ phụ thuộc vào từng tình huống và sự may mắn. Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào, người dùng có thể tin tưởng rằng, cả hai thiết bị sẽ sống sót khi bị rơi hay đổ một chút nước lên chúng.
Samsung Experience tỉ thí với iOS 10
Giao diện người dùng của Galaxy Note 8.
Hệ điều hành iOS là tài sản lớn nhất của iPhone. Để thành công trong mảng di động, các nhà sản xuất cần một nền tảng điều hành vững chắc. Chỉ có 2 công ty hiện sở hữu các nền tảng như vậy là Apple và Google. Tất cả các nhà sản xuất smartphone Android đều có một bất lợi so với Táo khuyết không chỉ vì họ phải trông chờ vào các cập nhật phát triển của Google, mà còn vì họ phải tuân thủ các hướng dẫn và quyết định mang tính chiến lược từ đại gia công nghệ này.
Kết quả là, các nhà sản xuất Android từng nỗ lực tạo sự khác biệt cho sản phẩm của họ bằng cách phát triển giao diện người dùng (UI) của riêng mình. Samsung cũng nằm trong số những công ty ủng hộ điều này, song việc phát triển phần mềm tùy biến và thường xuyên thích ứng với các phiên bản Android mới thực sự là thách thức đối với hầu hết các nhà sản xuất smartphone Android.
Samsung từng bị chỉ trích về giao diện tùy biến TouchWiz kém hiệu quả, nhưng với phần mềm UI mới, có tên Samsung Experience trang bị cho các dòng điện thoại flagship Galaxy S8 và Galaxy Note 8, công ty dường như đã thành công. Samsung Experience được đánh giá là có cách biểu tượng mới với ngôn ngữ thiết kế giao diện hiện đại. Với Galaxy Note 8, đại gia công nghệ Hàn Quốc thậm chí gây thích thú bằng kiểu màn hình khóa dạng động đẹp mắt.
Trải nghiệm đầu tay với Galaxy Note 8 không tiết lộ bất kỳ điểm lỗi thời nào ở thiết bị này, mặc dù một số tính năng mới bổ sung của máy cần thêm thời gian để người dùng làm quen, ví dụ như việc cài đặt trước các cặp ứng dụng phục vụ đa nhiệm.
Một điểm mạnh của Galaxy Note 8 là hiệu suất hoạt động. Ngay từ đầu, mẫu phablet này tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng nhờ kích cỡ màn hình lớn. Ngoài ra, màn hình dài hơn cũng khiến máy phù hợp với hoạt động đa nhiệm, giúp người dùng có thể nhìn thấy cả hai ứng dụng cùng lúc. Samsung cũng kích hoạt chức năng kéo - thả ở một số ứng dụng, ví dụ như Files và Internet, giúp củng cố danh tiếng "smartphone dành cho công việc" của dòng máy Note.
Tất nhiên, với Galaxy Note 8, bút trâm S Pen cũng là một tài sản quý hiếm, cho phép người dùng dễ dàng ghi chú hay tương tác với các trang web và nội dung theo nhiều cách tiện lợi khác nhau.
Giao diện người dùng của iPhoen 7 Plus.
Trong khi đó, với iOS 10, Apple mang tới một thiết kế đồ họa hiện đại, nhưng vẫn trung thành với phương châm "ngay cả mẹ của bạn cũng có thể dùng nó". Không giống như Galaxy Note 8, iOS 10 đưa các ứng dụng của người dùng ra mặt tiền. Hệ sinh thái ứng dụng mạnh mẽ và tinh chỉnh được hậu thuẫn bằng phần mềm đa năng và đáng tin cậy của chính nhà phát triển.
Ngoài ra, phần mềm văn phòng iWork và bộ tiện ích iLife của Apple có thể mở rộng đáng kể những thứ người dùng có thể thực hiện với iPhone, từ sáng tác nhạc với GarageBand tới biên tập video 4K với iMovie. Xét về việc quản lý file, người dùng iPhone hiện vẫn cần cài đặt phần mềm của bên thứ ba, nhưng iOS 11 dự kiến sẽ giới thiệu ứng dụng quản lý file do chính Táo khuyết phát triển.
Cuộc chiến camera kép
Người dùng đã được tận hưởng các lợi ích của hệ thống camera kép Apple trang bị cho iPhone 7 Plus và cũng đã quen với cách dùng các tính năng như chế độ chụp chân dung (Portrait) và zoom quang học 2x. Hiện với Galaxy Note 8, Samsung lần đầu tiên cũng tham gia cuộc đua camera kép. Nhìn chung, camera kép ở Galaxy Note 8 cũng sở hữu các tính năng tương tự như ở iPhone 7 Plus, bao gồm cả chế độ chụp chân dung và zoom quang học 2x.
Tuy nhiên, vẫn có một điểm khác biệt lớn giữa chúng. Đó là khả năng thay đổi tiêu điểm trong một bức ảnh sau khi chụp ở Galaxy Note 8. Bạn có thể làm điều này thông qua ứng dụng Gallery cũng như điều chỉnh hiệu ứng mờ nền (bokeh) nếu muốn nếu đang chụp chân dung.
Cả hai smartphone đều sử dụng các ống kính 12MP cho camera chính ở mặt sau máy. Song, Galaxy Note 8 có lợi thế hơn khi trang bị cả tính năng chống rung quang học OIS cho cả camera phụ ở mặt trước máy, trong khi iPhone 7 Plus chỉ hỗ trợ tính năng này ở camera chính. Ngoài ra, với khẩu độ mở ống kính rộng hơn, về mặt lý thuyết, camera của Galaxy Note 8 sẽ chụp tốt hơn ở điều kiện ánh sáng yếu, ít nhất xét về khả năng zoom quang học 2x. Máy cũng có thể tạo ra các bức ảnh chân dung bokek tốt hơn.
Tất nhiên, chúng ta chỉ có thể kiểm nghiệm được tất cả những nhận định trên trong thực tế, khi Galaxy Note 8 chính thức lên kệ vào ngày 15/9 tới.
Dựa vào các thông số kỹ thuật được công bố và trải nghiệm đầu tay vào thời điểm ra mắt của Galaxy Note 8, có vẻ như mẫu phablet đời mới của Samsung đang dẫn điểm trước iPhone 7 Plus. Song, đây có thể chỉ là chiến thắng tạm thời và Apple hoàn toàn có thể lật ngược thế cờ bằng sự ra mắt của iPhone 8 trong vài tuần tới.
Tuấn Anh(Theo Phonearena)
" alt=""/>Samsung Galaxy Note 8 so găng với iPhone 7 PlusBộ Y tế và FPT ký thỏa thuận hợp tác về ứng dụng và phát triển CNTT trong Y tế giai đoạn 2018-2028
Thông tin từ trang tin của FPT cho hay, buổi lễ diễn ra sáng ngày 16/8 tại trụ sở Bộ Y tế (138 Giảng Võ, Hà Nội). Với thỏa thuận này, Bộ Y tế và FPT hợp tác về các nội dung chính gồm: Xây dựng kiến trúc y tế điện tử, tài liệu chuyên môn hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành y tế; Triển khai các quy định về y tế điện tử cho các đơn vị trong ngành y tế; Đào tạo, nghiên cứu phát triển về y tế điện tử; Đào tạo về vận hành trung tâm dữ liệu; Xây dựng các chuẩn công nghệ thông tin y tế; Xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe thông minh, bệnh viện thông minh, quản trị y tế thông minh (hiện đại hóa nền hành chính và dịch vụ công trực tuyến, dược, trang thiết bị y tế…), giải pháp tích hợp cho hoạt động nghiệp vụ y tế.
Trong vòng 10 năm tới, Bộ Y tế và FPT sẽ cùng phối hợp để xây dựng mô hình Chăm sóc sức khỏe thông minh, Bệnh viện thông minh, Quản trị y tế thông minh. Đây là 3 lĩnh vực quan trọng cần phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin.
Theo ông Trương Gia Bình, cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu con người về dịch vụ y tế ngày càng cao. Y tế giờ đây không chỉ cần chính xác mà còn phải nhanh, tức thời và cá thể hóa. Cuộc cách mạng 4.0 dự đoán là thay đổi chưa từng có đối với ngành y. Thế giới tiến đến xa hơn thay vì chữa bệnh là phòng bệnh, theo dõi sức khỏe người dân 24/24, theo dõi tất cả các chỉ số. Ở Davos người ta đưa ra máy chế tạo thuốc tại nhà với mục tiêu là giảm lượng kháng sinh 3 lần, tính theo cơ thể của bệnh nhân… Đó là những thay đổi sẽ tác động đến ngành y trong tương lai không xa.
Vậy làm sao để trong điều kiện Việt Nam khi trang thiết bị còn hạn chế, tiền không nhiều nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu người dân. Câu trả lời chỉ có thể là ứng dụng CNTT vào y tế. Việt Nam sẽ bắt kịp với các nước phát triển bằng hệ thống quản lý xuyên suốt từ cấp Bộ đến địa phương, bằng những hệ thống y tế thông minh từ bệnh viện đến từng người dân. Với khả năng và trách nhiệm của mình, FPT sẽ cung cấp nguồn lực tốt nhất để đồng hành cùng Bộ Y tế trong hành trình đầy thách thức này.
Tại sự kiện này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao FPT về sự đầu tư nghiệm túc, lâu dài về công nghệ và giải pháp với hơn 20 năm kinh nghiệm xây dựng ứng dụng CNTT cho hơn 200 bệnh viện ở cả Trung ương và địa phương. Theo Bộ trưởng, y tế Việt Nam tuy đã có nhiều biến chuyển tích cực nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm để nâng cao chất lượng dịch vụ cho người dân. Chính phủ đã chỉ đạo việc triển khai ứng dụng CNTT trong ngành Y tế thời gian tới cần phải được đẩy mạnh hơn nữa để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới và chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Do đó Bộ trưởng mong muốn sau khi ký thỏa thuận hợp tác, hai bên sẽ sớm cho ra đời một sản phẩm cụ thể và mau chóng đưa vào ứng dụng thực tiễn.
" alt=""/>Chủ tịch FPT: ‘Với CNTT, Y tế Việt Nam sẽ sánh ngang thế giới’